LITTLE UNCONNECTED STORIES

SIMPLICITY IS THE END GOAL OF COMPLEXITY
Designing a simple product that fully meets all essential functions is a complex journey that requires sharp insight, thorough analysis, detailed dissection, smart selection, and everlasting experimentation. One inherits the good, filters out the bad, and injects one’s own improvisations in a perpetual loop of creativity.


Simplicity also manifests one’s ultimate respect for Mother Nature and thoughtful use of her materials.


Simplicity soothes one’s feeling and indulges one’s eyes while enriches one’s soul.
Simplicity, simply, is beauty.

 

NATURE OFFERS INVALUABLE LESSONS
Uniqueness, logic, and precision – those are what Mother Nature offers. Every single mountain, river, rock, branch, and leaf is arrayed in a specific way that should not – and must not – be disturbed. Being one of Mother Nature’s designs, humans thrive when they learn to live in harmony and union with nature, and to genuinely observe its rules.
Nature teaches us about line, contour, position, height, weight, distance, order, shade, and light.


Nature teaches us about composition, shape, form, proportion, rhythm, and color.
Human movements and human stories serve no purpose if they are not in harmony and union with nature.
Beauty – be it intentional or accidental, direct or indirect – works when it is extracted from nature.
Art must ultimately be pure and fresh – like nature.
Art, in the form of human products, must promote and guide us toward the right, the good, and the beautiful.


Art must inevitably be exquisite.

 

BRONZE
A design using bronze comes with interesting surprises, as the final product shrinks by 5% to 12% depending on how it is shaped and sized.
One’s inability to exert control over such a change can heighten one’s sense of anticipation and excitement.
One way to boost control is by increasing the size by 5% to 12%, giving the design some breathing space.
The surface of a bronze product is another element of surprise. Over time, a finished product will acquire a thin layer of patina that enhances the product’s depth and texture – in the same way human skin acquires character over time.
One experiences the freshness of a bronze product by regularly cleaning and interacting with it – as if it were a living entity.


Human started using copper since the 4,000 B.C. – copper products represent human custom, history, culture, and civilization.
My experiment with copper is inspired by the historical Dong Son drums.

 

THE POWER OF DESIGN
Bottles are considered one of human’s first items. The very first bottle was made from clay in the prehistoric era, and used to contain liquids – such as water. Since the 1,000 B.C., bottles were made from glass, and used to contain perfumes or alcoholic drinks.
Bottles were also used to send messages or good wishes.


Today, bottles are made from a variety of materials such as plastic, metal, and even paper. They are used to contain both liquids and solids.

In the early years of the 20th century, the concept of design took shape, and design schools sprang up. Since then, design grew to incorporate art and craftsmanship. Design manufacturing became more efficient in terms of time and quality. Bottles varied wildly in shape and style. Yet to this day, a glance at a bottle and one can tell its origin. Some bottles contrast markedly when pitting against each other, one bringing out the other’s beauty. Some bottles, standing next to each other, highlight the clash between cultures.
Strikingly, all bottles share one unique feature regardless of their own culture, language, and origin. Bottles contain – in the same way women contain and preserve everything and all things with their embrace.

 

THE STATIONS OF LIFE
Hoian town – where 400 years ago Japanese and Chinese merchants resided. Hoian is a hub of cross-cultural interaction and integration. The land witnessed the rise of the Kandapurpura kingdom some 1,400 years ago and the Champa civilization some 700 years ago. One can still find there remains of Champa sculptures, especially the Yoni-Linga symbols which represent the negative and the positive in Indian philosophy, a parallel to the ying-yang symbols which represents the moon and the sun in Chinese philosophy.


Nothing ever disappears – it just changes or transforms. In the same vein, information is forever there – though may be stored in one way or another. Yet, one’s access to information is constrained by one’s extent of knowledge. To go beyond one’s extent of knowledge is to tap into one’s realm of senses – this is where wisdom is attained and the supernatural is within reach.


The Cham people, in a way, took this approach in their journey of integration into the land of the Kinh people.
To me, Yoni symbolize unknown substations along one’s journey. All Yoni are unique – each with its own mysteries and wonders. One’s journey is incomplete until one gets to pass by – or experience – those substations for a time.


One may be destined to be a tailor, a doctor, a teacher, an author, or an artist. One may find joy in the crowd, or one may find peace in solitude. One will be what one is destined to be – there is no other way.
One may meet new faces. One may reset and restart. One may seek purposes in one’s diligent pursuit of a task. One may just wander about without any self-reflection. Or, one may just BE.
One – like a Yoni, or a mother – may become a substation, then another, then yet another – throughout a journey…

 

JACKFRUIT TREES
Jackfruit trees are a common sight in Vietnam. Jackfruit wood, soft and fine, is highly suitable for carving of sculpting.
Products made from jackfruit wood range from household items such as cabinets, tables, chairs, and beds, to delicate items such as musical instruments, and handy items such as chopping boards.


Jackfruit wood has a subtle and tender fragrance. A sight of jackfruit trees brings a feeling of peace, familiarity, and purity.
Pagodas and temples in rural Vietnam are surrounded by jackfruit trees. A sustainable material, jackfruit wood is also believed to bring about good luck and reproductivity.

 

BEAUTY IN THE EYE OF THE BEHOLDER
Man is the species most inclined to seek out beauty. Evolution, while facilitating progress, gradually inhibits one’s ability to interact and harmonize with nature. To distant oneself from nature is to devoid oneself of beauty. On the other hand, wisdom enables one to observe, learn from, replicate, and create beauty. There are countless ways one can imitate nature —dance like a swan, sing like a hummingbird, replicate nature’s sounds, or draw/carve pieces of art that are livelier than life itself.
It takes training to see beauty. It takes love to see beauty.
Today’s art is the product of thoughts, ideas, sentiments, and views that are accumulated through centuries of cultural interaction and integration as well as through mankind’s shared aspiration to create a better world and explore the boundless universe.


As such, art is the very product of wisdom, and the value of art is the ultimate representation of culture, ideology, and civilization.

 

| vietnamese |

NHỮNG CÂU CHUYỆN NHỎ RỜI RẠC

 

SỰ ĐƠN GIẢN – LÀ NƠI TẬN CÙNG CỦA SỰ PHỨC TẠP
việc thiết kế hay tạo ra một sản phẩm đơn giản, đơn giản nhưng không… thiếu, đáp ứng đầy đủ những công năng, những nội dung thiết yếu là một hành trình phức tạp, mà ở đó – đòi hỏi sự thấu hiểu, sự phân tích, sự mổ xẻ đến từng chi tiết, sự chắt lọc, thử nghiệm liên tục rồi so sánh, đối chiếu giữa cái được và chưa được, giữa cái đúng và sai, sự tiếp biến, kế thừa và học hỏi những thành quả, những sản phẩm có trước, sự xáo trộn và sắp xếp lại, sáng tạo không ngừng.
———————————-
sự đơn-giản còn là kết quả của ý thức trân quý, giúp cho việc sử dụng những sản vật từ thiên nhiên trở nên được tiết kiệm, được cân nhắc kỹ lưỡng và hiệu quả.
———————————-
sự đơn-giản làm dịu êm tâm hồn, làm mềm những bước chân đi, làm nhẹ đôi mắt nhìn.
sự đơn-giản – chính là vẻ đẹp!

 

THIÊN NHIÊN LÀ BÀI HỌC VÔ GIÁ
mọi thứ từ thiên nhiên đều luôn có một câu chuyện đặc biệt riêng, không thiếu mà cũng không thừa, rất hợp lý và tuyệt đối chính xác! từng ngọn núi, từng con sông, từng hòn đá, từng hình dáng của nhánh cây, từng sắc màu của chiếc lá… đều như có một sự sắp xếp, sắp đặt sẵn từ trước, không thể nào có thể dịch chuyển và thay đổi! con người – là một thực thể thuộc về, là một phần của thiên nhiên, không thể nào tách rời mà phải hài hoà, nương tựa, gắn kết và tuân theo tuyệt đối những quy luật của tự nhiên!
thiên nhiên dạy về đường thẳng và đường cong, về trên và dưới, về cao và thấp, xa và gần, trước và sau, đậm và nhạt, mờ và rõ, về nặng và nhẹ, trong và đục, cứng và mềm, tối và sáng…
thiên nhiên là một người thầy về bố cục, về hình khối, đường nét, tỉ lệ, nhịp điệu, màu sắc…
mọi sự vật, mọi chuyển động và câu chuyện do con-người tạo ra mà không có sự kết nối, sự hài hoà với tự nhiên thì – không hữu ích và không thuộc về con-người!
cái đẹp – cho dù ở dạng thức có ý thức hay vô thức, va chạm trực tiếp hay gián tiếp, đều là sự tài tình khi vay mượn cái đẹp của thiên nhiên, cái đẹp của tự nhiên.
nghệ thuật, trước nhất và trên hết – phải thật sự trong trẻo và hiểu biết, phải trong lành và thơm tho.
nghệ thuật ở đây, là sản phẩm do con người tạo ra, với mục đích thúc đẩy và dẫn dắt con người hướng tới những điều đúng, điều tốt và đẹp đẽ.
———————————-
nghệ thuật, hiển nhiên và chắc chắn là – phải đẹp!

 

KIM LOẠI ĐỒNG

một trong những điều thú vị nhất khi đúc một tác phẩm bằng kim loại đồng là yếu tố gây nên sự bất ngờ, vì khi đúc xong sản phẩm sẽ thu nhỏ lại từ 5% đến 12% tuỳ theo kích thước và hình dạng của sản phẩm.
sự không kiểm soát được tuyệt đối sự biến dạng, thay đổi hình dạng đôi chút lại mang đến sự thú vị, sự hồi hộp chờ đợi…
có một cách để có thể gia tăng sự kiểm soát đối với sản phẩm là việc gia tăng trước kích thước của sản phẩm mẫu từ 5% đến 12% tuỳ theo kinh nghiệm, khi đó bố cục hay tỉ lệ của sản phẩm sẽ có phần lỏng lẽo hơn, không chặt chẽ hay cô đọng như khi sản phẩm đã được đúc xong và hoàn thành.
điều thú vị tiếp theo của sản phẩm có chất liệu bằng kim loại đồng chính là bề mặt bên ngoài của nó, sản phẩm sau khi hoàn thành một thời gian sẽ được bao bọc bởi một lớp oxid đồng bao bọc xung quanh, tạo nên một lớp màng mỏng tạo nên một cảm giác về độ sâu, độ dày của sản phẩm, làm sản phẩm có những đặc tính về mặt cảm giác tạo độ sâu như da thịt con người.
việc lau chùi, ngắm nhìn và tương tác thường xuyên cũng mang đến cho sản phẩm một cảm giác luôn luôn mới mẻ, như thể – đó là một sản phẩm đang… sống vậy!
———————————-
con người biết sử dụng vật liệu đồng từ rất sớm (~năm 4000BC), rất nhiều những sản phẩm bằng đồng gắn liền với phong tục tập quán, với lịch sử, với văn hoá và văn minh của loài người.
những chiếc trống đồng Đông-sơn chính là nguồn cảm hứng tuyệt vời cho việc sử dụng vật liệu này.

 

SỨC MẠNH CỦA DESIGN
những cái chai được xem gần như là những vật dụng đầu tiên gắn liền với đời sống con người, cái chai đầu tiên xuất hiện từ thời tiền sử, được làm bằng đất sét nung, sử dụng để đựng chất lỏng, như nước chẳng hạn.
sau đó, những cái chai được làm bằng thuỷ tinh (~năm 1000BC) dùng để đựng nước hoa, đồ uống lên men…
những cái chai còn được dùng truyền tải những thông điệp, hay những lời ước mong với mong muốn những điều tốt đẹp sẽ trở thành sự thật.
———————————-
ngày nay, chai được làm bằng nhiều loại vật liệu khác nhau như nhựa, kim loại và cả bằng giấy, được sử dụng để chứa đựng tất cả những gì liên quan đến chất lỏng hay cũng có thể là các loại bột như là rượu, nước hoa, thuốc men, thực phẩm, gia vị…
———————————-
những năm đầu thế kỷ XX, khái niệm design được hình thành ngày càng rõ nét và trường dạy design ra đời, đó là sự kết hợp giữa kỹ thuật và mỹ thuật, hàng hoá được sản xuất chất lượng hơn, đẹp hơn, nhanh chóng hơn, tiện lợi hơn và hiệu quả hơn.
mẫu mã, hình dáng của những cái chai từ đó trở nên đa dạng vô kể, đủ các loại, gần như chẳng có cái nào giống với cái nào!
nhưng dù là thế, thì điều rất thú vị là – tuỳ theo vùng địa lý, văn hoá và kể cả tôn giáo, ngôn ngữ của những cái chai lại hoàn toàn khác nhau, có những cái chai chỉ cần nhìn hình dáng bên ngoài là cũng có thể biết chúng đến từ đâu!
có những cái chai khác biệt đến mức tương phản, khi đặt cạnh nhau – cái đẹp trở nên rõ nét, mạnh mẽ và sống động hơn bao giờ hết, nhưng cũng có khi – một bức tranh hiện lên cho thấy rằng dường như – sự va chạm giữa các nền văn minh lại sắp sửa bắt đầu!
những cái chai – chẳng có cái nào giống cái nào nhưng rõ ràng là chúng có cộng đồng riêng, có vùng văn hoá và tập tục riêng, ngôn ngữ riêng, tôn giáo riêng, và thêm một điều còn thú vị hơn nữa, đó là – nhân chủng riêng!
những cái chai dùng để chứa đựng, chúng giống như những người phụ nữ trong gia đình, họ gìn giữ và bảo về tất cả mọi thứ, trong vòng tay của họ.

 

NHỮNG SÂN GA DỌC ĐƯỜNG
Hội an – cách đây chừng 400 năm (~năm 1600), có nhiều người Nhật bản và Minh Hương đến làm ăn và sinh sống, là nơi giao thoa và tiếp biến của nhiều nền văn hoá khác nhau.
vùng đất này đã từng là kinh đô cổ kính Kandapurpura khoảng chừng 1400 năm trở về trước và cách đây 700 năm (đến năm 1306) vẫn còn là xứ sở Chiêm Bà tuyệt đẹp, nơi đây bây giờ vẫn còn rất nhiều những tàn tích của người Chiêm Bà xưa.
một số tác phẩm điêu khắc của người Chiêm Bà mang hình dáng biểu tượng của sinh thực khí – Linga và Yoni – tượng trưng cho dương tính và âm tính, tượng trưng cho trời và đất.
———————————-
vật chất chẳng bao giờ mất đi mà chỉ thay đổi hình dạng mà chúng đang là, thông tin cũng vậy – tất cả đều được lưu giữ theo một dạng thức nào đó, nó không hoàn toàn biến mất mà chỉ thay hình đổi dạng, càng ngày sẽ càng khó kiếm tìm hơn mà thôi!
có rất nhiều thứ xảy ra trong đời sống được mặc định, được cho là phải, được cho là đúng, nhưng không thể nào lý giải được, nó được xếp vào những hiện tượng siêu nhiên, bởi vì – sự hiểu biết là vô cùng ít ỏi và hạn hẹp! khi đó mọi câu trả lời đều dựa trên tư duy cảm tính, tư duy biểu cảm, dựa trên tất cả mọi giác quan hiện hữu! tư duy lý tính, tư duy phân tích không đủ tri thức để có câu trả lời chính xác, rõ ràng, có thể chứng minh và kiểm nghiệm.
hiện tượng siêu nhiên – có nghĩa là những hiện tượng chưa thể giải thích được!
———————————-
và cũng như vậy, người Chiêm Bà đã thoát đi, theo nhiều con đường khác nhau, theo nhiều cách khác nhau, và một phần nào đó họ đã tan lẫn vào bên trong người Việt ở vùng đất này!
———————————-
Yoni – như là – những nhà ga xép, sân ga nhỏ chạy dọc theo những con đường đi, chẳng có nhà ga nào giống với nhà ga nào, mỗi nhà ga là một thế giới riêng đặc biệt vô cùng bí ẩn và huyền diệu mà ai ai trên thế gian này cũng phải từng một lần bước qua, trên cuộc hành trình dài vô tận.
———————————-
có người – khi bước xuống sân ga họ sẽ là thợ may, có người là bác sĩ, có người là giáo viên, có người là nhà văn, có người là nghệ sĩ, mỗi người đều phải làm những việc họ cần phải làm, mà – chẳng thể nào có thể khác đi, mọi thứ như thể đã được sắp xếp từ trước, như đã được cài đặt sẵn.
có người – vui vẻ lao xao như những cọng cỏ mọc chen chúc ở dưới đất, nhưng cũng có người tìm đến sự cô đơn ở trên ngọn cây cao vút kia, họ không thể lựa chọn, họ không thể thay đổi hay đảo ngược những thứ thuộc về họ, dù gì – họ phải là chính họ.
có người – khi bước xuống sân ga họ rồi sẽ phải gặp gỡ người kia, để rồi từ đó lại tiếp tục gặp người nọ.
có người phải bắt đầu mọi thứ lại từ đầu, có người lại tiếp tục công việc họ đã từng miệt mài và chăm chỉ làm, có người sẽ quét dọn những con đường đi, một số ít sẽ đứng yên ở đó, vươn vai hít thở, họ chẳng cần và cũng chẳng có lý do gì phải tự vấn hay dấn thân, phải ám ảnh hay hoang mang, phải làm bất cứ một việc gì.
———————————-
có những người – làm những người mẹ, họ cũng là một nhà ga nối tiếp, và cứ thế – cứ thế tiếp tục tiếp nối – dọc theo những con đường…

 

CÂY MÍT
cây mít – là loại cây rất phổ biến và gần gũi với người Việt nên được sử dụng rất nhiều trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, gỗ mít mềm và mịn nên rất phù hợp cho việc đục đẽo hay điêu khắc.
các sản phẩm được làm từ gỗ mít như tủ, bàn ghế, giường, các nhạc cụ như cồng chiêng trống, và đơn giản nhất là những chiếc thớt tròn dùng trong nhà bếp được cắt ngang từ thân cây mít.
———————————-
gỗ mít thoảng thoảng nhẹ mùi hương dễ chịu! đi đến đâu, nhìn thấy cây mít, trên thân treo lủng lẳng những trái mít đầy gai là bỗng thấy ở đó mang lại một cảm giác bình an, trong lành và thân quen.
———————————-
hầu như các sân chùa ở các làng quê Vietnam đều trồng nhiều những cây mít, gỗ mít rất bền và tốt, có thể chống lại các loại sâu bọ, mối mọt địa phương, gỗ mít còn được xem là vật liệu mang đến sự may mắn và tượng trưng cho sự sinh sản.

 

CON MẮT NHÌN THẤY CÁI ĐẸP
CON NGƯỜI – có lẽ là giống loài khao khát đi tìm cái đẹp nhất trên quả đất này! lịch sử phát triển và tiến hoá nhanh chóng đã làm cho họ dường như mất đi bản năng tương tác và chung sống hài hoà với tự nhiên, càng xa rời với tự nhiên họ càng xa rời cái đẹp, cái vốn dĩ phải là như thế! nhưng bù lại đó – với trí tuệ, con người có thể chăm chú quan sát, bắt chước cái đẹp, học hỏi cái đẹp, tổng hợp và sáng tạo nên cái đẹp!
họ có thể học và mô phỏng nhiều thứ từ thiên nhiên, nhảy múa như những con thiên nga, hát lánh lót như những con hoạ mi, đàn và gõ như những âm thanh vang vọng từ núi rừng, họ có thể vẽ và điêu khắc đôi khi còn thật hơn cả sự thật…
———————————-
cái đẹp là cái cần phải tu tập mới có thể thấy, phải học cách nhìn thấy, phải học cách yêu thương, nếu không yêu cái đẹp, không quý cái đẹp, sẽ chẳng bao giờ có thể nhìn thấy nó!
các tác phầm nghệ thuật ngày nay còn được thai nghén dựa trên những suy nghĩ, những quan niệm bằng tâm tưởng, dựa trên tư duy trừu tượng hoặc tư duy nguyên thuỷ, dựa trên sự tiếp biến về văn hoá, dựa trên mọi hiểu biết và trải nghiệm về cuộc sống, dựa trên những giấc mơ về một môi trường sống đẹp đẽ và giấc mơ về việc khám phá vũ trụ mênh mông.
———————————-
nghệ thuật của loài người – là sản phẩm của trí tuệ, và giá trị của nghệ thuật là một trong những biểu trưng lớn lao nhất đại diện cho văn hoá, cho tri thức, cho trình độ về mặt xã hội, cho văn minh của những cộng đồng – thuộc về con người.